1. Khi nào cần lập Hóa đơn điều chỉnh theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP?
Trả lời: Khi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót: Mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng
Trích Khoản 2, điều Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót:
"2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
b) Trường hợp có
sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền
thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể
lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập
hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và
người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều
chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa
thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn
đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều
chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa
đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập
hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người
bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa
đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản
thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa
đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới
thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa
đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số
trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có
sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dựng hóa đơn
điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp
mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa
đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
c) Đối với ngành
hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa
đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu
số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được
phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do
đại lý xuất."
2, Hướng dẫn lập Hóa đơn điều chỉnh trên Phần mềm Hóa đơn Nacencomm (Link đăng nhập: http://hoadon78.nacencomm.vn/)
Lưu ý: Hóa đơn điều chỉnh được chia làm 3 trường hợp cụ thể:
- Điều chỉnh tăng/giảm: Dùng khi Hóa đơn gốc có hàng hóa bị sai mức Thuế (Thuế 8% tăng lên 10% hoặc ngược lại)
- Điều chỉnh thông tin: Dùng khi Hóa đơn gốc sai thông tin (Ví dụ tên hàng hóa, đơn vị tính, ...)
- Điều chỉnh tiền thuế: Dùng khi Hóa đơn gốc sai số lượng, đơn giá, ...
Lưu ý: Sau khi Tạo Hóa đơn điều chỉnh xong (dù là HĐ nháp), Hóa đơn gốc sẽ tự động chuyển về trạng thái "Hóa đơn bị điều chỉnh" và khi xem Hóa đơn điều chỉnh sẽ hiển thị dòng thông báo "Hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn số..., mẫu số ..., ký hiệu..., ngày ... tháng ... năm ..."
Dưới đây là Hướng dẫn chi tiết khi thao tác trên Phần mềm:
Điều chỉnh tăng/giảm: Chỉ cần nhập tên hàng hóa (Điều chỉnh ... cho ...), chọn mức Thuế -> Các thông tin còn lại tự động hiện - Điều chỉnh thông tin: Nhập tên hàng hóa (Điều chỉnh thông tin ... cho ... từ ... thành ...), tính chất "Ghi chú, diễn giải", ĐVT = 0, Số lượng = 1, Đơn giá = 0 - Điều chỉnh tiền Thuế: Nhập tên hàng hóa là từng dòng hàng hóa tương ứng, nhập ĐVT, số lượng tăng/giảm tương ứng, đơn giá tăng/giảm tương ứng 📌Xem thêm: Hướng dẫn Đăng nhập Phần mềm Hóa đơn Nacencomm